Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi trong giây lát!
- Trang Chủ Dịch Vụ Chia Sẻ Kinh Nghiệm ÂM THANH ÁNH SÁNG
Kỹ Thuật Viên Âm Thanh Ánh Sáng Cần Những Kỹ Năng Nào?
Để tạo nên một sự kiện thành công phải kết hợp nhiều yếu tố từ trang thiết bị sự kiện đến sức lao động của con người. Trong đó, không thể không nhắc đến những kỹ thuật viên luôn âm thầm hỗ trợ để sự kiện diễn ra suôn sẻ và thành công tốt đẹp.
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN KỸ THUẬT ÂM THANH ÁNH SÁNG
Kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng là những người làm việc ở hậu trường, họ đứng sau sân khấu nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi chương trình. Trong suốt quá trình diễn ra sự kiện, nhân viên kỹ thuật luôn luôn theo sát chương trình để điều chỉnh hệ thống âm thanh ánh sáng phù hợp với từng tiết mục trên sân khấu. Chính vì vậy, có thể nói kỹ thuật viên âm thanh ánh sáng là những người đứng sau sự thành công của chương trình và là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ sự kiện gì.
TÌM HIỂU VỀ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KỸ THUẬT ÂM THANH ÁNH SÁNG
1. Kỹ thuật viên âm thanh
Kỹ thuật viên âm thanh là người quyết định trực tiếp đến chất lượng âm thanh của sự kiện. Công việc của một nhân viên kỹ thuật âm thanh sự kiện bao gồm:
- Bố trí và lắp đặt, kết nối các thiết bị trong dàn âm thanh với nhau
- Căn chỉnh âm thanh dựa vào loa và micro
- Phát nhạc hiệu theo kịch bản của sự kiện
- Cân chỉnh hiệu ứng trên bàn trộn âm thanh để kiểm soát các dải tần âm thanh phát ra sự kiện
- Xử lý những sự cố phát sinh về âm thanh trong sự kiện
Tại các sự kiện âm nhạc, các yếu tố như: giọng hát, thiết bị loa đài và kỹ thuật viên điều chỉnh sẽ tạo nên được 1 tiết mục biểu diễn hay. Chính vì mỗi người sẽ có một giọng hát khác nhau nên nhiệm vụ của nhân viên kỹ thuật đó là phải điều chỉnh âm thanh sao cho phù hợp, để tiết mục trở nên cuốn hút và hấp dẫn người nghe hơn.
Xem thêm:
Dịch vụ cho thuê âm thanh ánh sáng chất lượng - giá rẻ tại tphcm
2. Kỹ thuật viên ánh sáng
Không riêng gì các kỹ thuật viên âm thanh, vai trò của kỹ thuật viên ánh sáng trong lĩnh vực sân khấu cũng rất quan trọng. Nếu như âm thanh truyền tải được cái hay, thu hút được người nghe, thì ánh sáng sẽ mang đến cái đẹp, thu hút mọi ánh nhìn của khán giả. Trên thực tế, rõ ràng hai lĩnh vực này không liên quan gì đến nhau nhưng khi một sân khấu có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh và ánh sáng thì chắc chắn sẽ tạo nên một sự kiện hấp dẫn, đặc sắc và thành công hơn.
Công việc của một kỹ thuật viên ánh sáng bao gồm:
- Thiết kế, bố trí và lắp đặt hệ thống ánh sáng phù hợp với từng vị trí cần được chiếu sáng
- Kết nối với các thiết bị điều chỉnh và kiểm tra quá trình vận hành
- Điều chỉnh hiệu ứng, màu sắc, cường độ ánh sáng phù hợp với từng tính huống trên sân khấu
- Xử lý các sự cố phát sinh về ánh sáng trong quá trình diễn ra sự kiện
KỸ THUẬT VIÊN ÂM THANH ÁNH SÁNG CẦN CÓ NHỮNG KỸ NĂNG GÌ?
Để trở thành một kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng sự kiện cần có những tố chất và kỹ năng như:
1. Kỹ năng nắm bắt nhạy bén và chính xác
Đây là yếu tố rất cần thiết của người làm về âm thanh, ánh sáng bởi họ phải đảm bảo các thao tác điều chỉnh và xử lý nhanh nhạy, chính xác phù hợp với tình huống trên sân khấu, đảm bảo sự kiện của khách hàng diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, đúng như mong đợi.
2. Kỹ năng sáng tạo
Kỹ thuật viên cũng được xem là một người nghệ sĩ khi họ có khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú để có thể tìm ra những phương pháp điều chỉnh mới và các hiệu ứng đẹp mắt, bắt tai khán giả.
Ngành nghề này đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, tuy nhiên không phải ai cũng làm kỹ thuật viên âm thanh ánh sáng được, nghề này đòi hỏi bạn phải có khả năng cảm thụ âm nhạc, có mắt thẩm mỹ tinh tế, lòng đam mê, nhiệt huyết với nghề, đôi khi còn phải am hiểu về ca hát, nghệ thuật,….
3. Kỹ năng tự học
Bất cứ lĩnh vực nào cũng cần có tính ham học hỏi thì bạn mới thành công được. Hơn nữa, trong thời buổi công nghệ hóa, máy móc, phương tiện kỹ thuật đang được cải tiến nhanh chóng, thay đổi thường xuyên vì vậy bạn cần phải nhanh nhạy nắm bắt thông tin cũng như tự tìm tư liệu, cách sử dụng trang thiết bị mới để bắt kịp xu hướng, phục vụ cho quá trình làm việc một cách tốt nhất dù thiết bị đó thuộc đời cũ hay mới.
4. Kỹ năng chuyên môn
Một nhân viên kỹ thuật âm thanh ánh sáng phải có kiến thức chuyên môn để hiểu rõ về cách thiết kế, lắp ghép, bảo trì cũng như quá trình vận hành hệ thống. Thêm vào đó, bạn phải có kiến thức nhất định về điện, khả năng đọc hiểu bản vẽ. Kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng cần phải được đào tạo bài bản, ghi nhớ từng vai trò, chức năng các nút điều khiển của từng thiết bị trong hệ thống âm thanh ánh sáng.
Ngoài những yếu tố trên, để trở thành một kỹ thuật viên âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp phải cần có tính kiên trì, sự đam mê và yêu nghề bởi vì bất cứ công việc nào cũng cần "cái tâm", đặc biệt là đối với nghề liên quan nhiều đến sáng tạo như thế này. Để vượt qua những khó khăn, vất vả trong nghề, mang đến cho khán giả buổi trình diễn, sân khấu hoàn chỉnh nhất thì những con người "thầm lặng" này đã phải làm việc rất chăm chỉ.
Xem thêm:
Dịch vụ cho thuê âm thanh ánh sáng chất lượng - giá rẻ tại tphcm
Qua bài viết, HSV Media mong muốn những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành nghề cho thuê âm thanh ánh sáng và lựa chọn cho mình ngành nghề phù hợp. Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết về dịch vụ cho thuê âm thanh ánh sáng, thiết bị sự kiện, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0362.209.208 hoặc website: hsvmedia.vn để nhận được sự tư vấn miễn phí và lựa chọn được các dịch vụ phù hợp.