Top bài viết hay

Workshop Là Gì? Quy Trình Tổ Chức Workshop

  • 01/02/2023
  • Đọc Bài

    Thuật ngữ “workshop” đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam và HSV Media tin chắc rằng không ít lần các bạn được nghe “buổi workshop” từ mọi người xung quanh hoặc nhìn thấy nó trên mạng. Trong bài viết sau đây, hãy cùng HSV Media tìm hiểu về workshop cũng như quy trình tổ chức workshop như thế nào nhé!

    WORKSHOP LÀ GÌ?

    Workshop là một buổi hội thảo để những người tham gia có thể trao đổi với nhau về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm,… trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

    Tại đây, bạn sẽ được nghe diễn giả hay những người giàu kinh nghiệm trao đổi về nhiều kiến thức khác nhau và người tham gia buổi thảo luận sẽ được đặt ra những câu hỏi. Từ đây, mọi người có thể chia sẻ và được học hỏi thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích.

    TỔ CHỨC WORKSHOP MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH GÌ?

    Hiện nay, tại các trường học hay một số doanh nghiệp, công ty thường xuyên tổ chức workshop vì workshop mang lại những lợi ích sau đây:

    - Người tham gia sẽ được học hỏi thêm nhiều kiến thức, kĩ năng từ diễn giả.

    - Giúp nâng cao các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,...

    - Học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm từ những tiền bối đi trước.

    - Workshop là nơi để mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm thêm nhiều đối tác, khách hàng tiềm năng.

    - Các doanh nghiệp tổ chức workshop sẽ tiết kiệm được chi phí marketing, truyền thông cũng như quảng bá thương hiệu.

    - Giúp phát triển khả năng sáng tạo và tư duy.

    Lợi ích của workshop

    CÁC LOẠI HÌNH WORKSHOP PHỔ BIẾN HIỆN NAY

    Workshop là một trong những hoạt động ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Hiện nay, có 4 loại hình workshop được tổ chức rất phổ biến bao gồm:

    1. Workshop chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm

    Đây được xem là loại hình dễ tổ chức và phổ biến nhất hiện nay. Workshop này thường diễn ra từ 2 đến 5 tiếng với quy mô từ vài chục đến vài trăm người. Phần mở đầu của workshop này sẽ là thời gian dành cho các diễn giả, tại đây họ sẽ chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của họ. Thời gian còn lại là dành cho mọi người đặt câu hỏi và cùng nhau trao đổi vấn đề. Sau những buổi tổ chức chia sẻ thông tin như vậy, người tham gia có thể học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích.

    2. Workshop đào tạo

    Loại hình này thường được các công ty, doanh nghiệp sử dụng trong nội bộ công ty nhằm mục đích nâng cao kinh nghiệm tác phong và nghiệp vụ của nhân viên. Tại đây, bạn không những được học những kiến thức chuyên môn mà còn được hướng dẫn thực hành luôn ngay tại buổi hội thảo. Đối tượng tham gia buổi chia sẻ kiến thức đa số là những người nhân viên muốn nâng cao trình độ của mình.

    3. Workshop thực hành

    Workshop thực hành được tổ chức phổ biến trong nhiều lĩnh vực như nấu ăn, cắm hoa nghệ thuật, thời trang,… Tại workshop thực hành, bạn vẫn được lắng nghe những chia sẻ, kinh nghiệm bổ ích từ các chuyên gia trong suốt thời gian làm việc. Thời gian còn lại, người tham dự có thể thực hành và trải nghiệm trực tiếp dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

    Workshop thực hành

    4. Wokshop marketing

    Workshop marketing được tổ chức với quy mô lớn có thể từ 100 đến 1000 người tham dự. Loại hình này thường sẽ có sự tham dự của nhiều diễn giả danh tiếng đến để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm. Ngoài ra, buổi hội thảo sẽ có sự tham dự của nhiều nhãn hàng nổi tiếng và các chuyên gia trong ngành với mục đích quảng bá thương hiệu rộng rãi hoặc giới thiệu các sản phẩm mới.

    CÁCH TỔ CHỨC WORKSHOP THÀNH CÔNG

    Để tổ chức được một buổi workshop thành công cần dựa vào nhiều yếu tố. Cần định hướng và xây dựng một kế hoạch tốt để tạo nên buổi chia sẻ thành công và để lại ấn tượng với người tham dự.

    Dưới đây là các bước để triển khai 1 buổi workshop thành công:

    1. Chuẩn bị kế hoạch

    Trước khi tổ chức workshop bạn cần xác định rõ mục tiêu, thời gian diễn ra các hoạt động và kết quả cần đạt được sau khi chương trình kết thúc.

    Bạn cần lên kế hoạch thật cẩn thận để có thể tiếp cận được đúng đối tượng và quản lý tốt cần lập danh sách số lượng người tham gia. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, chọn địa điểm tổ chức phù hợp.

    2. Xác định vai trò của đối tượng tham dự

    Mỗi vị trí trong buổi hội thảo sẽ có vai trò và trách nhiệm khác nhau. Bạn cần lên danh sách cụ thể những đơn vị, những cá nhân tham gia chương trình. Trong một buổi workshop mỗi người sẽ có vai trò riêng vì vậy cần phân công người ghi chép và người điều phối công việc một cách cụ thể và phù hợp. Việc xác định đối tượng giúp hoạt động đạt kết quả cao và mang tính chuyên nghiệp hơn. Để người tham gia có sự chuẩn bị tốt, bạn cần trao đổi và thông báo trước những hoạt động, kịch bản của ngày hôm đó.

    3. Lựa chọn địa điểm tổ chức

    Tùy theo số lượng người tham dự để lựa chọn địa điểm phù hợp. Số lượng ít dưới 10 người nên chọn những phòng họp hội nghị. Số lượng người tham dự tầm vài chục đến vài trăm nên chọn những địa điểm ngoài trời để tạo nên một không gian thoải mái và hiệu quả hơn.

    4. Tiến hành tổ chức theo kế hoạch

    Người điều phối sẽ mở màn cho buổi workshop bằng những lời chào, giới thiệu sơ bộ về khung thời gian diễn ra chương trình. Trong quá trình diễn ra buổi workshop, người tham dự nên lắng nghe những chia sẻ từ chuyên gia. Đây sẽ là những kiến thức rất hữu ích, có thể sẽ giải đáp nhiều thắc mắc của bạn. Bạn có thể đặt câu hỏi để thảo luận giúp hoạt động diễn ra sôi nổi, nhằm đạt kết quả cao hơn.

    5. Tổng kết và rút kinh nghiệm

    Đến gần hết thời gian diễn ra người điều phối sẽ tổng kết lại chương trình. Trả lời và hoàn thành tất cả câu hỏi của người tham dự đặt ra. Tiếp theo là gửi tài liệu đến người tham dự.

    Cách tổ chức workshop

    NHỮNG QUY TẮC CẦN TUÂN THỦ ĐỂ TỔ CHỨC WORKSHOP THÀNH CÔNG

    Để tổ chức workshop thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên, có một số quy tắc bạn cần phải biết để buổi workshop diễn ra thành công và hiệu quả nhất:

    1. Tôn trọng quan điểm, ý kiến của nhau

    Buổi workshop là nơi để mọi người cùng nhau chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm, do đó, mỗi người một quan điểm và không có sự phân biệt đúng hay sai. Chính vì thế, tất cả ý kiến của mọi người đều cần được tôn trọng.

    2. Thảo luận trên tinh thần chia sẻ và học hỏi

    Buổi workshop được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm, vì thế mọi người đến tham dự là để học hỏi những cái mới từ diễn giả và những người xung quanh.

    3. Tập trung trao đổi về vấn đề chính

    Do buổi workshop chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, bạn không nên để phí thời gian học hỏi ấy cho những vấn đề ngoài lề mà phải tập trung lắng nghe và tiếp thu những vấn đề chính.

    4. Thảo luận trong khoảng thời gian cho phép

    Trong buổi workshop có rất nhiều hạng mục được đề cập, được chia sẻ từ những nhân vật khách mời. Thế nên, bạn cần lắng nghe và chỉ nên thảo luận với những người xung quanh trong khoảng thời gian của chương trình.

    5. Cần có sự tổng kết và đưa ra kết luận cuối cùng

    Để có một buổi workshop thành công tốt đẹp, mọi người cần được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến chủ đề. Trước khi kết thúc chương trình, mọi người cần phải có sự thống nhất về kiến thức đã chia sẽ và thảo luận để đạt được mục đích đề ra.

    HSV Media hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về workshop. Qua đó, bạn có thể tự tổ chức được một workshop thành công và hiệu quả. HSV Media - Công ty chuyên tổ chức và cho thuê thiết bị sự kiện hân hạnh được phục vụ quý khách.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Địa chỉ: Lầu 5, 184/20B Lê Đình Cẩn, Tân Tạo, Bình Tân, TPHCM

    Hotline: 0362209208

    Website: https://hsvmedia.vn/

    607 lượt xem
    0362.209.208